Hiện nay những công trình nhà ở hoặc đặc biệt là nhà chung cư quá trình sử dụng từ bốn năm thường có hiện tượng thấm đặc biệt là thấm ra bên ngoài nhà vệ sinh gây mất mỹ quan cho ngôi nhà của bạn và thậm chí là ảnh hưởng đến sức khỏe của những thành viên trong gia đình. Dưới đây các bạn hãy cùng Grapes Việt tư vấn bí quyết xử lý chống thấm cho nhà vệ sinh bạn nhé.
Các trường hợp thấm nhà vệ sinh thường gặp
Thấm mặt bên ngoài bức tường xây nhà vệ sinh: Đây là trường hợp phổ biến nhất bởi theo thời gian sử dụng tường xây trên sàn bê tông có hiện tượng tách lớp vì thế nước sẽ thấm qua khe tiếp giáp giữa chân tường và sàn nhà vệ sinh.
Thấm bức tường xây nhà vệ sinh
Thấm tại vị trí cổ ống thoát xí bệt hoặc thoát sàn: Trường hợp này có xảy ra nhưng ít gặp và khi xảy ra thấm thì có hiện tượng thấm rất nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến người sử dụng trong ngôi nhà.
Thấm tại vị trí cổ ống nhà vệ sinh
Thấm tại vị trí hộp kĩ thuật: Cũng giống như bức tường nhà vệ sinh do quá trình sử dụng lâu dài có hiện tượng tách lớp vì thế mà có thể nói rằng cách xử lý trường hợp này cũng tương tự giống chống thấm tường mặt ngoài nhà vệ sinh vậy.
Các giải pháp xử lý chống thấm nhà vệ sinh
Đối với các thoát sàn hoặc hoặc xí bếp nhà vệ sinh thì bắt buộc phải đục toàn bộ bê tông xung quanh cổ ống và tiến hành thi công băng trương nở và đổ vữa không co xung quanh cổ ống, đợi đến khi đạt cường độ nhất định thì mới tiến hành hoàn thiện bên trên sàn.
Đối với trường hợp thấm qua khe tường như hộp kĩ thuật hay tường nhà vệ sinh thì dưới đây bạn hãy xem thực tế tư của chúng tôi về thi công xử lý chống thấm nhà vệ sinh tại công trình dưới đây nhé.
Video chia sẻ bí quyết xử lý chống thấm nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh thường sử dụng từ 5-10 năm vấn đề thấm là bình thường.
Hiện trạng công trình:
– Toàn bộ tường bên ngoài và tường hành lang thấm nước, biểu hiện là bức tường khi áp tay vào cảm giác dính nước vào tay.
– Tìm nguyên nhân thấm thực tế: Đây là hiện tượng rò nước, do vị trí đầu đấu nối: Vòi sịt, đầu cấp nước bệt hoặc khu vực bếp (Ngừng mọi hoạt động trong ngôi nhà, kiểm tra đồng hồ nước có chạy hay không, kiểm tra đầu rò).
Phương án xử lý đơn giản nhất:
– Bóc lớp gạch chân tường, bóc lớp gạch lát nền (thay gạch lát nền), sau khi bóc đi thì xử lý chống thấm
– Thi công lớp vữa xi măng tinh (vữa mác cao) 30cm dưới chân tường.
– Dán lưới thủy tinh khe chân tường tiếp giáp với sàn.
– Thi công chống thấm toàn bộ sàn vén lên thành 30cm
– Thi công ốp và lát nền.
**** Các bài viết khác có liên quan: Làm đẹp tường nhà bị thấm; Lưu ý trát tường bao ngoài nhà phòng thấm; Chống thấm nhà vệ sinh
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG GRAPES VIỆT
Địa chỉ: Tầng 4 toà nhà HUD3, 121 – 123 Tô Hiệu, P. Nguyễn Trãi, Q. Hà Đông, Hà Nội
Joint nhóm tư vấn hỗ trợ xây nhà trọn gói, sửa cải tạo nhà: https://zalo.me/g/xmvxpm121
Hotline: 0975 024 625
Fb: https://www.facebook.com/grapesviet
Email: grapesviet@gmail.com