Mái tôn nhà bạn sử dụng đã lâu hiện đang có hiện tượng thấm, dột.
Bạn đã chịu đựng cảnh thấm dột đã lâu và giờ không thể chịu đựng thêm 1 ngày nào nữa
Tháng 7 mưa ngâu đã đến, bạn cần phải xử lý ngay nếu không tình hình càng càng trầm trọng, bạn càng bí bách, khó chịu mỗi khi nghĩ đến cảnh chạy mưa.
Hãy làm theo các bước dưới đây, cực kỳ đơn giản và hiệu quả, bạn hoàn toàn có thể chống thấm cho mái tôn nhà mình.
Bước 1: Khảo sát và đánh giá thấm mái tôn
Bước này cực kỳ quan trọng nên bạn làm thật cẩn thận điểm này. Vì từ đây mọi biện pháp xử lý chỉ xoay quanh bước 1.
– Quan sát dòng thấm dưới mái và đánh giá nguyên nhân thấm. Trong trường hợp mái tôn nhà bạn không có trần giả thì đơn giản rồi, bạn dễ dàng xác định được vị trí thấm, trong phạm vi bài viết này xác định vị trí thấm cho những trường hợp phức tạp hơn đó là sử dụng trần thạch cao và khung xương chìm, (việc xác định vị trí thấm lại càng khó khăn hơn nữa do không thể tháo trần để quan sát dòng thấm).
Trường hợp dòng thấm là cả 1 vệt dài thẳng hàng, thì bạn có thể nghĩ ngay đến việc thấm do mối nối tiếp giáp như vị trí lợp tấm tôn hay vị trí tiếp giáp mái tôn với kết cấu nhà, trong trường hợp dòng thấm cục bộ tại một điểm, thì bạn có thể nghĩ đến thấm do vị trí liên kết (vít với mái tôn) hoặc do hỏng cục bộ tấm lợp (trường hợp hỏng do cục bộ tấm lợp thì hiện tượng thấm dột chảy rất nhiều khi mưa, thậm chí thành từng dòng không như vị trí vít mái tôn).
– Quan sát trên mái: Bạn nên trèo hẳn lên mái tôn, quan sát trên mái, dựa trên vị trí đã đánh giá dòng thấm dưới mái, tìm và đánh giá chính xác vị trí thấm.
Hình ảnh chống thấm mái tôn tại cửa hàng Nakayama
Bước 2: Lên phương án xử lý chống thấm mái tôn
– Dùng thước dây, đo hiện trạng, các vị trí cần xử lý.
– Vạch trên giấy hiện trạng bao gồm:
+ Kích thước vị trí cần phủ tôn sóng lợp mái;
+ Kích thước và vị trí cần xử lý khu vực tiếp giáp
– Lên PA xử lý:
+ Với vị trí cần phủ bổ sung tôn sóng bảo vệ thì đơn giản rồi, bạn chỉ cần xác định kích thước dài, rộng vị trí cần lợp;
+ Với vị trí xử lý khu vực tiếp giáp mái tôn với kết cấu nhà: Bạn cần lên PA chi tiết, tùy từng vị trí cụ thể mà có PA tương ứng, các trường hợp thường gặp và xử lý đó là:
Chi tiết xử lý chống thấm mái tôn tại cửa hàng
Bước 3: Chuẩn bị nguyên vật liệu và máy thi công chống thấm
– Máy bắn vít
– Vít 4cm
– Keo (keo silicon)
– Kéo cắt tôn
– Tôn lợp sóng mái (trường hợp mái hỏng phải bổ sung hoặc bù)
– Tôn tấm đã uốn theo PA bước 1(trường hợp thấm khe tiếp giáp)
– Cát, xi măng
Tất cả nguyên vật phục vụ thi công mái tôn bạn có thể liên hệ mua và mượn tại các cửa hàng bán tôn. Riêng cát, xi măng khối lượng dùng ít tốt nhất là xin tại công trình đang làm gần đó hoặc mua tại cửa hàng bán vật liệu xây dựng.
Chuẩn bị vật liệu phục vụ chống thấm mái tôn
Bước 4: Thi công chống thấm mái tôn
Thi công theo PA đã chuẩn bị bước 2
– Với vị trí cần phủ tôn sóng thay thế hoặc bổ sung: Thao tác đơn giản chỉ việc đè phủ lên vị trí thi công, bắn vít xung quanh và bơm keo xử lý mối nối.
– Với vị trí tiếp giáp mái với kết cấu nhà: Cố định máng tôn với kết cấu bằng vít, bơm keo khe tiếp giáp; với những vị trí cần xử lý bằng đục tường 2cm thì sau khi bơm keo cần trát phẳng bề mặt.
– Với trí bắn vít liên kết mái tôn bị gỉ tốt nhất là sau khi thay vít mới xong nên bơm keo xung quanh vít nhằm hạn chế tốt nhất thấm do lỏng liên kết.
Video quy trình thi công chống thấm mái tôn
Bước 4: Thu dọn mặt bằng và bảo dưỡng sau khi thi công chống thấm mái
Vị trí cần xử lý bằng trát hoặc láng phẳng bề mặt cần tuân thủ quy trình bảo dưỡng tránh nứt bề mặt.
Trên đây là toàn bộ quy trình xử lý mái tôn một cách đơn giản nhất, nếu bạn có gặp khó khăn trong quá trình thực hiện, hãy liên hệ với chúng tôi, chúng tôi sẵn sàng tư vấn miễn phí cho bạn để bạn có thể tự tay hoàn thành sản phẩm của mình.
Bài viết liên quan: Chống thấm nhà vệ sinh; Nhà thấm xử lý như thế nào
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG GRAPES VIỆT
Địa chỉ: Tầng 4 toà nhà HUD3,121 – 123 Tô Hiệu, P. Nguyễn Trãi, Q. Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0975 024 625
Fax: 02437958811
Email: grapesviet@gmail.com
Website: grapesviet.vn